close
Tổ công nghệ số cộng đồng

Sự kiện CĐS

ca2f7f8a-0573-ee11-9401-00155d42cf08

VBLVchuyendoiso

a7e43115-9864-ed11-bd95-bc2339582e9d

Tài liệu HDSD

7cd7e00b-e3ea-ed11-93f9-00155d42cf08
xem nhiều nhất
  • Kinh nghiệm phát triển dữ liệu số qua bài toán camera của tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Thừa Thiên - Huế đã triển khai được hệ thống camera an ninh trên toàn tỉnh với 642 camera và 27 giải pháp AI. Việc triển khai hệ thống camra trong tỉnh đã mang đến rất nhiều giá trị cho người dân.

  • Khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    Sáng ngày 24/5/2023, tại Hà Nội, Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia DX Summit 2023) chính thức khai mạc với chủ đề “Khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

  • Phát triển kinh tế số, xã hội số tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
    Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trên các lĩnh vực và xây dựng đô thị thông minh để tạo động lực tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Sau một năm triển khai, chương trình phát triển kinh tế số, xã hội số đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

  • Thừa Thiên Huế tiên phong tích hợp Ví điện tử ngay trên nền tảng công dân số Hue-S
    Xác định kinh tế số đã và đang trở thành động lực tăng trưởng mới, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn. Trong đó, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nội dung quan trọng đã được tỉnh Thừa Thiên Huế ưu tiên phát triển với việc tích hợp thành công Ví điện tử ngay trên nền tảng công dân số của địa phương (Hue-S) vào tháng 09/2022.

  • Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở khám chữa bệnh
    Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được nhiều người sử dụng do tính nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Phục vụ công tác chuyển đổi số, ngành y tế Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh tuyên truyền, nâng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ví điện tử trên Hue-S trong thanh toán các dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh.

menu_open
Chuyển đổi số cho... ổi
01/01/2023 3:39:58 CH
Xem cỡ chữ:
Để thúc đẩy phát triển mô hình trồng ổi trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh hướng đến chuyển đổi số (CĐS) từ mô hình cây trồng này, tạo tiền đề để xây dựng CĐS cho nhiều loại cây trồng khác.

Sản phẩm ổichuyển đổi số

Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Trần Kìm thông tin, lâu nay tại địa bàn xã Quảng Thọ (Quảng Điền), người dân chủ yếu trồng ổi tận dụng trong vườn nhà, quy mô nhỏ lẻ, mỗi nhà chỉ trồng 5-7 cây, một số hộ trồng nhiều hơn nhưng số lượng sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường.

Để phát huy lợi thế loài cây này, TTKN tỉnh triển khai mô hình trồng ổi tại địa phương để có cơ sở, điều kiện nhân rộng diện tích, kết hợp với CĐS trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mô hình trồng ổi CĐS được thực hiện với diện tích 0,3ha đang trong giai đoạn kiến thiết, cho trái. Đánh giá bước đầu cho thấy, ổi là loại cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương này. Dù là vùng thấp trũng thường bị ngập lụt trong mùa mưa bão, nhưng cây ổi vẫn không bị ảnh hưởng, sinh trưởng tốt.

Trưởng phòng Trồng trọt thuộc TTKN tỉnh, ông Ngô Viết Trí thông tin, thấy được lợi thế từ mô hình trồng ổi tại xã Quảng Thọ, năm 2022, TTKN tỉnh xây dựng mô hình trồng ổi theo hướng an toàn, gắn với hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc bằng nhật ký điện tử tại địa phương này.

TTKN hỗ trợ hộ gia đình một phần giống, vật tư và kỹ thuật để thực hiện trồng ổi theo hướng an toàn; hỗ trợ cơ sở hạ tầng, xây dựng và chuyển giao hệ thống quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc giúp hộ sản xuất có thể cập nhật các thông tin bằng điện thoại thông minh có kết nối internet. Quá trình sản xuất ở đây có thể xem trực tiếp thông qua camera giám sát https://camera.nns.vn/live/oiquangtho, xem các thông tin về sản phẩm qua tem truy xuất nguồn gốc hoặc vào trang nn.nns.vn/truy-xuat/329.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT kiểm tra mô hình trồng ổi ở Quảng Thọ

Toàn bộ quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm của mô hình được thực hiện theo hướng an toàn, hạn chế việc sử dụng các loại phân vô cơ. Việc phòng trừ sâu bệnh được thực hiện bằng biện pháp sinh học. Tất cả các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào sản xuất được cập nhật trên trang web. Sản phẩm xuất ra thị trường đều có tem truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng có thể biết thông tin sản phẩm gồm nguồn gốc, nhật ký sản xuất, video toàn bộ quá trình sản xuất. Đây là cơ sở đảm bảo quá trình sản xuất được công khai minh bạch đến người tiêu dùng.

Dự kiến, sản phẩm ổi của mô hình được bán trên trang web điện tử của  https://nongnghiep.xathongminh.vn/xaquangtho với đầy đủ thông tin của sản phẩm. Đây được xem là bước khởi đầu giúp nông dân tiếp cận với CĐS trong nông nghiệp, đảm bảo sản phẩm được tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Người sản xuất được kết nối trực tiếp, đưa nông sản đến tay người tiêu dùng mà không qua khâu trung gian, giúp mọi người kết nối dễ dàng, thuận lợi và thông tin minh bạch hơn.

Thời gian tới, TTKN tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, đặc biệt là các chủ thể OCOP cài đặt, sử dụng phần mềm nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất. Từ đó, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, minh bạch thông tin, mã hóa và xuất code tem QR truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản, tiến tới xây dựng thương hiệu cho một số nông sản đặc trưng của vùng.

 

Bài, ảnh: THẾ THỤY
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế Online